Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Vn-Live
Nếu ai đó có tâm hồn , muốn tìm một ai đó đồng cảm hãy gia nhập diễn đàn như một thành viên đúng nghĩa , nếu bạn không phải một người như thế xin bạn chỉ nên ghé thăm rồi đi , đừng để lại gì trên diễn đàn xin cảm ơn!
Chào Mừng admin Đã Ghé Thăm Diễn Đàn Số bài viết của bạn: 338 Trong Tổng Số 1794 Bài Viết ....... Chúc Bạn Luôn Hạnh Phúc !
Để Trở Thành Thành Viên Chính Thức Của Diễn Đàn Bạn Cần Có Ít Nhất 20 Bài Viết Vào Diễn Đàn (Lưu Ý Không Spam) Hoặc Tham gia (Liên Hệ với Quản Lý nhóm Hoặc Ban Quản Trị)
Tiêu đề: Dịch cúm A(H1N1) có bị thổi phồng? Tue Jan 12, 2010 4:40 pm
(Theo Báo đất Việt )
Uỷ ban Y tế của Hội đồng Châu Âu vừa lập một uỷ ban điều tra trước thông tin cáo buộc dịch cúm A (H1N1) bị “thổi phồng”, khiến cả thế giới lo lắng và một số hãng dược “kiếm bộn tiền” nhờ bán vaccine.
Trước thông tin này, trả lời báo chí ngày 11/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trịnh Quân Huấn cho biết, ngày 12/1, Bộ Y tế Việt Nam sẽ có công văn chính thức đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trả lời rõ về cáo buộc trên và đưa ra khuyến cáo Việt Nam cần triển khai phòng chống dịch cúm như thế nào.
- Thưa ông, Bộ Y tế phản ứng thế nào trước những thông tin do Uỷ ban Y tế của Hội đồng Châu Âu đưa ra?
- Hiện, chúng tôi chưa thể đưa ra bình luận nào. Theo khuyến cáo của WHO, từ tháng 11/2009 đến tháng 2/2010, tại Bắc bán cầu sẽ có dịch lớn với số người mắc và tử vong cao. Nhưng trên thực tế, từ tháng 11/2009 đến nay, dịch lại có xu hướng giảm đi rõ rệt. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ tử vong do cúm A (H1N1) thậm chí còn thấp hơn cúm thường. Dịch cúm A(H1N1) có bị thổi phồng? Ông Trịnh Quân Huấn.
Ở Việt Nam, theo kết quả giám sát trọng điểm tại 15 điểm và báo cáo từ các bệnh viện có khoa truyền nhiễm, số người dương tính với cúm A(H1N1), số ca bệnh nặng và tử vong đều giảm khá nhiều, không còn rầm rộ như thời điểm tháng 7 - 9/2009. Điều đó cho thấy là đỉnh dịch cúm A(H1N1) đã qua.
- Thông tin trên liệu có ảnh hưởng gì đến kế hoạch sử dụng 1,2 triệu liều vaccine do WHO viện trợ?
- Hiện, số vaccine này chưa về đến Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả trước khi sự việc này xảy ra, Bộ Y tế vẫn cho rằng vẫn phải làm các thủ tục cấp phép, thử nghiệm lâm sàng và thực địa trước khi sử dụng. Để nhận được vaccine viện trợ, theo yêu cầu của WHO, Bộ Y tế phải ký cam kết, theo đó WHO không chịu trách nhiệm về những phản ứng hoặc hậu quả sau tiêm. Do vậy, dù được WHO chấp nhận về độ an toàn, vaccine nhập về Việt Nam vẫn phải tuân thủ quy trình trên. Dịch cúm A(H1N1) có bị thổi phồng? Sinh viên Cao đẳng Văn hoá ngêệ thuật và du lịch Sài Gòn đang được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm cúm A(H1N1). Ảnh: Như Ý.
- Thực tế, Bộ Y tế đã có kế hoạch mua vaccine phòng cúm A(H1N1)?
- Đúng là Bộ có ý định này và đã thông báo cho các hãng dược phẩm sản xuất vaccine phòng cúm A (H1N1) ở Việt Nam nộp hồ sơ chào bán. Đến nay, đã có ít nhất ba nhà sản xuất gửi hồ sơ. Tất nhiên, cũng không có ngoại lệ nào đối với quy trình nhập, cấp phép cho vaccine.
- Xin cám ơn ông. Phương Uyên (thực hiện)
WHO bác bỏ thông tin cúm A(H1N1) bị “thổi phồng”
Trước thông tin dịch cúm A (H1N1) bị “thổi phồng” quá mức, ngày 11/1, tiến sĩ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: Các quyết định sớm được đưa ra trong tình trạng hoàn toàn không chắc chắn. Đây không phải là một lời biện minh mà là sự thực. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi không biết liệu đó là một căn bệnh nặng hay nhẹ, WHO phải có những hành động và khuyến nghị. WHO hoan nghênh các cuộc điều tra hợp pháp có thể giúp cải thiện công việc của mình.
“Chúng tôi đã lường trước điều này và sẽ rất tốt cho nền y tế công cộng nếu chỉ trích đó nêu bật được khuyết điểm cần chỉ ra. Nhưng, nó cũng có thể gây hại, nếu những khẳng định vô căn cứ ngấm ngầm huỷ hoại khuyến cáo có lợi cho sức khoẻ cộng đồng”, ông Jean- Marc Olivé nói.
Về việc nâng dịch cúm A(H1N1) lên mức báo động cao nhất (mức 6), WHO cho rằng cơ quan này đã không hề thay đổi định nghĩa đại dịch trong suốt tiến trình bùng phát dịch. Một đại dịch được công bố khi có các vụ bùng phát dịch ở cấp độ cộng đồng được xác nhận do một loại virus cúm mới gây ra, lây truyền từ người sang người, tại ít nhất là hai quốc gia trên hơn một vùng do WHO quản lý. Các hướng dẫn sẵn sàng chuẩn bị đại dịch của WHO được xây dựng với sự tham vấn của các quốc gia thành viên và các chuyên gia về đại dịch cúm trong một quá trình kéo dài nhiều năm. Lê Vũ