[You must be registered and logged in to see this image.]sinh ngày 6 tháng 2 năm 1924
là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này.
Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.
Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2). Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc[1].
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (phồn thể:查良鏞, giản thể:查良镛, bính âm: Cha Lieng Yung), sinh vào ngày 6 tháng 2 năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Ông cố Tra Thận Hành là nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô. Tra Văn Thanh về sau từ chức, đến đời con là Tra Xu Khanh bắt đầu sa sút, Tra Xu Khanh theo nghề buôn, sau sinh sáu đứa con, Kim Dung là con thứ hai.
Thuở nhỏ Kim Dung là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát, nghịch nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ rất bé.
Sáu tuổi, ông vào trường tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất siêng học, lại thêm mê đọc sách nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy dạy văn cho ông lúc bé có Trần Vị Đông, là người rất thương yêu và tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung, nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo, tờ báo nổi tiếng nhất Trung Quốc bấy giờ.
Năm lên tám tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc đến bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, cảm thấy rất say mê, từ đó thường sưu tầm tiểu thuyết thể loại này.
Năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, Kim Dung được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Tuy xa nhà nhưng cuộc sống của ông cũng không khác mấy, ngoài đi học vẫn chúi đầu đọc sách, và vẫn đứng đầu lớp. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, ông khoe gia đình cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi là cuốn sách đầu tiên của ông, viết năm 15 tuổi và được nhà sách chính quy xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung, Kim Dung lại soạn Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách in ra bán rất chạy, đem lại cho ông khoảng nhuận bút hậu hĩnh.
Năm 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Cuộc du hành của Alice tuy đem lại tai hại, nhưng đă cho thấy tài tưởng tượng, cũng như tinh thần phản kháng của Kim Dung, mà sau này thể hiện rất rõ trên các tác phẩm. Ông lại chuyển đến học trường Cù Châu. Tại trường này có những quy định rất bất công với học trò, học sinh không được quyền phê bình thầy giáo, nhưng thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh. Năm thứ hai tại trường, ông viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, được giới học sinh tranh nhau đọc. Ban giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Không những vậy, một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình do hâm mộ tác giả bài báo, đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo, mà không biết tác giả chỉ là một học sinh.
Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, ban giám hiệu quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ.
Tại học viện chính trị Trung Ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Có lần viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, Kim Dung lần thứ hai trong đời bị đuổi học, năm 19 tuổi.
Sau ông xin làm việc tại Thư viện trung ương. Ở chung với sách, tri thức nâng cao lên rất nhiều. Ngoài đọc sách sử học, khoa học và những tiểu thuyết võ hiệp đương thời, ông còn đọc những cuốn như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông bắt đầu nảy sinh ý định sáng tác truyện võ hiệp. Ông cũng sáng lập ra một tờ báo lấy tên Thái Bình dương tạp chí, nhưng chỉ ra được một số đầu, số thứ 2 nhà xuất bản không chịu in, tờ báo đầu tiên của ông xem như thất bại.
Năm 1944, ông đến làm việc cho một nông trường ở Tương Tây. Nơi này rất tịch mịch hẻo lánh, đến năm 1946, không chịu nổi ông xin thôi việc, người chủ nông trường không cản được, tiễn ông bằng một bữa thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông về lại quê cũ ở Hải Ninh, cha mẹ nghe tin ông bị đuổi học, rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm ra đi lập nghiệp.
Năm 1946 từ biệt gia đình, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật từ máy Radio. Chẳng bao lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế.
Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin quốc tế. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi, được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên của ông rất xinh đẹp.
Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đ́nh. Trong lúc này, vợ ông không chịu nổi cuộc sống ở Hồng Kông, trở về gia đình bên mẹ, không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn.
Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất. Được nhiều thành công đáng kể.
Từ khi mới vào làm cho Tân Văn Báo, ông quen thân với La Phù và Lương Vũ Sinh. Đến năm 1955, được hai người ủng hộ và giúp đỡ, ông viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ "Kim Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông, nghĩa là "cái chuông lớn". Thư kiếm ân cừu lục ra đời, tên Kim Dung được chú ý đến, dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích Huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa.
Năm 1959, cùng với bạn học phổ thông Trầm Bảo Tân, ông lập ra Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua những bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Không như một số tờ báo do ông sáng lập khác, Minh Báo theo ông đến khi kết thúc sự nghiệp.
Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.
Vào tháng 10 năm 1976, sau cái chết đột ngột của con trai trưởng của mình, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả là ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó.[2]
Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.
Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.[3]
Dịch giả đưa Kim Dung lên cơn sốt tại Việt Nam được ghi nhận là Tiền Phong Từ Khánh Phụng với bản Cô gái Đồ Long (dịch Ỷ thiên Đồ long ký), đăng trên báo Đồng Nai năm 1961. Thực ra trước đó, đã có một số bản dịch như Bích huyết kiếm của Từ Khánh Phụng (báo Đồng Nai), Anh hùng xạ điêu của Đồ Mập (báo Dân Việt), Thần điêu đại hiệp (Thần điêu hiệp lữ) của Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử (báo Mới). Tuy nhiên, truyện kiếm hiệp vẫn được xem là thứ giải trí rẻ tiền. Bản dịch Cô gái Đồ Long mới tạo nên cơn sốt truyện Kim Dung trong các tầng lớp độc giả từ bình dân đến trí thức. Một số nhà văn nhà báo lấy bút danh theo tên nhân vật trong truyện Kim Dung như Hư Trúc, Kiều Phong... Nhiều nhà văn nổi tiếng tham gia bình luận Kim Dung như Bùi Giáng, Bửu Ý, công phu nhất là Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung.
Dịch giả truyện Kim Dung tài hoa nhất là Hàn Giang Nhạn với các bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký... câu văn thanh thoát tự nhiên, sinh động.
Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách cấm cùng với các tác gia kiếm hiệp khác như Cổ Long, Trần Thanh Vân... với lý do "văn hóa đồi trụy phản động". Tuy nhiên, các bản sách cũ vẫn được lén lút lưu giữ và được nhiều người truyền tay đọc. Đầu thập niên 1990, với chủ trương Đổi mới, chính quyền Việt Nam giảm bớt sự cấm đoán gắt gao với văn hóa văn nghệ. Một số phim và sách võ hiệp cũ được phát hành lại. Để dễ xin phép xuất bản, thoạt tiên sách không ghi đúng tên tác giả mà lấy các bút danh khác như Nhất Giang, về sau mới ghi đúng tên Kim Dung, Cổ Long. Nhà xuất bản Quảng Ngãi đã tích cực phát hành lại sách võ hiệp cũ. Thêm vào đó, sự phát triển của Internet giúp các bản dịch cũ lưu truyền rộng rãi, ban đầu dưới dạng scan từng trang sách, sau đó là dạng văn bản do những người hâm mộ gõ lại. Sau 1975, nhà văn Vũ Đức Sao Biển là người đầu tiên viết khảo luận về Kim Dung, các bài của ông đăng trên tập san Kiến thức ngày nay, sau in thành bộ Kim Dung giữa đời tôi (4 quyển).
Công ty Văn hóa Phương Nam là công ty đầu tiên mua bản quyền dịch tác phẩm võ hiệp của Kim Dung. Từ năm 1999, Phương Nam đã mua được bản quyền dịch tác phẩm của Kim Dung, thông qua thương lượng trực tiếp với nhà văn. Từ năm 2001, toàn bộ tác phẩm võ hiệp của Kim Dung lần lượt được dịch lại và phát hành ở Việt Nam theo các bản hiệu đính mới nhất. Các dịch giả gồm có Cao Tự Thanh, Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Hoàng Ngọc (Huỳnh Ngọc Chiến).
Ở hải ngoại, dịch giả Nguyễn Duy Chính được xem là có chất lượng dịch tốt với các bản dịch Thiên long bát bộ và Ỷ thiên Đồ long ký lưu truyền trên Internet. Nguyễn Duy Chính cũng viết một số khảo luận về các yếu tố văn hóa Trung Hoa trong tác phẩm Kim Dung.
Truyện Kim Dung có rất nhiều nhân vật đều được khắc họa theo lối ấn tượng, mỗi người có một tính cách riêng biệt, tính cách ấy nhiều khi được thể hiện lên tên hay ngoại hiệu của nhân vật, ví dụ:
* Điền Bá Quang có ngoại hiệu là Giang dương đại đạo Thái hoa dâm tặc Vạn lý độc hành Khoái đao, mười hai chữ ấy mô tả đặc điểm của Điền Bá Quang và tài khinh công của y, khoái đao là món vũ khí y thường xài.
* Hoàng Dược Sư ngoại hiệu Đông Tà, thì y có cái vẻ tà quái khác thường, Tương tự với Âu Dương Phong ngoại hiệu là Tây Độc, là một tay độc địa chuyên sử dụng độc dược hại người.
Ngược lại, có những nhân vật đặt ngoại hiệu cho mình không xứng hợp với bản chất: những tên võ công thấp kém, danh tiếng nhỏ mọn thường đặt cho mình những ngoại hiệu nghe rất to tát.
Về bản chất, các nhân vật (kể cả các bang hội) chia rõ ra hai phe chính - tà trên danh nghĩa. Nhưng sự thật ai cũng thấy là những người thuộc về phe tà không hẳn là một phường gian ác, mà những kẻ phe chính cũng không nhuần là nhân nghĩa. Có những nhân vật ra mặt đức độ rất lâu, đến một lúc nào đó lại hiện rõ sự gian ác, tráo trở làm người đọc không khỏi bất ngờ.
Nhân vật nam
Các nhân vật nam chính thường được mô tả từ khi còn nhỏ, cốt truyện tiếp nối các gian nan, thử thách của họ trước khi đạt tới trình độ võ công cao nhất. Trong truyện Kim Dung, những người đạt tới cảnh giới cao nhất của võ học đều là nam giới, như Tạ Tốn, Hồng Thất Công, Âu Dương Phong, Độc Cô Cầu Bại...Những nhân vật nam cũng là thường đầu mối chính trong các xung đột lớn nhỏ, vì ngoài số ít những kẻ chất phác, Kim Dung thường cho những nhân vật nam tính ham công danh lợi lộc, dẫn đến tàn sát lẫn nhau.
* Trần Gia Lạc: Thư kiếm ân cừu lục
* Viên Thừa Chí: Bích huyết kiếm
* Quách Tĩnh: Anh hùng xạ điêu
* Dương Quá: Thần điêu đại hiệp
* Hồ Nhất Đao: Tuyết sơn phi hồ
* Miêu Nhân Phượng: Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện
* Hồ Phỉ: Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện
* Trương Thúy Sơn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Trương Vô Kỵ: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Địch Vân: Liên thành quyết
* Tiêu Phong: Thiên long bát bộ
* Đoàn Dự: Thiên long bát bộ
* Hư Trúc: Thiên long bát bộ
* Thạch Phá Thiên: Hiệp khách hành
* Lệnh Hồ Xung: Tiếu ngạo giang hồ
* Vi Tiểu Bảo: Lộc Đỉnh Ký
Nhân vật nữ
Mặc dù nữ nhân vật trong nhiều tác phẩm võ thuật được tạo ra để minh họa cho tình yêu của các nhân vật nam, nhiều nhân vật nữ lại là trung tâm của cốt truyện, được miêu tả là những cá nhân không bị lệ thuộc, mạnh mẽ, độc lập, thông minh, và có võ thuật tài giỏi. Ví dụ, Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu không chỉ là người Quách Tĩnh yêu mến mà còn là một cô gái dí dỏm, thông minh hơn chồng mình là Quách Tĩnh. Năng lực trí tuệ của cô cùng với sức mạnh cơ thể của Quách Tĩnh đã bổ sung cho nhau. Hoắc Thanh Đồng trong Thư kiếm ân cừu lục là một người giỏi võ, một người chị biết che chở, một đứa con có hiếu, và là một người sẵn sàng bảo vệ cho lợi ích của những người thân và dân tộc của cô. Công chúa Hương Hương dù không biết võ thuật nhưng cô đóng vai trò quan trọng trong câu truyện. Cuối truyện, cô tỏ ra không chỉ xinh đẹp mà còn đủ thông minh đế biết được sự thèm muốn của Càn Long. Cô có lòng cam đảm để hi sinh chính mình để bảo vệ của bộ tộc và cảnh báo Trần Gia Lạc trước những âm mưu của Càn Long. Ân Tố Tố, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược được miêu tả có sự can đảm, quyết tâm và thông minh bằng, nếu không nói là hơn các nhân vật nam khác trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.
Các nữ nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung gồm có:
* Hương Hương công chúa: Thư kiếm ân cừu lục
* Hoắc Thanh Đồng: Thư kiếm ân cừu lục
* Lý Nguyên Chỉ: Thư kiếm ân cừu lục
* Hạ Thanh Thanh: Bích huyết kiếm
* A Cửu (Trường Bình công chúa): Bích huyết kiếm
* Hoàng Dung: Anh hùng xạ điêu
* Tiểu Long Nữ: Thần điêu đại hiệp
* Viên Tử Y: Phi hồ ngoại truyện
* Trình Linh Tố: Phi hồ ngoại truyện
* Miêu Nhược Lan: Tuyết sơn phi hồ
* Ân Tố Tố: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Triệu Mẫn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Tiểu Chiêu: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Chu Chỉ Nhược: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Thích Phương: Liên thành Quyết
* Thủy Sinh: Liên thành Quyết
* A Châu: Thiên long bát bộ
* A Tử: Thiên long bát bộ
* Vương Ngữ Yên: Thiên long bát bộ
* Mộc Uyển Thanh: Thiên long bát bộ
* Chung Linh: Thiên long bát bộ
* Tiêu Trung Tuệ: Uyên ương đao
* Lý Văn Tú: Bạch mã khiếu tây phong
* Đinh Đang: Hiệp khách hành
* A Tú: Hiệp khách hành
* A Thanh: Việt Nữ kiếm
* Nhậm Doanh Doanh: Tiếu ngạo giang hồ
* Nhạc Linh San: Tiếu ngạo giang hồ
* Nghi Lâm: Tiếu ngạo giang hồ
* Song Nhi: Lộc Đỉnh ký
* Tô Thuyên: Lộc Đỉnh ký
* Tăng Nhu: Lộc Đỉnh ký
* Phương Di: Lộc Đỉnh ký
* Mộc Kiếm Bình: Lộc Đỉnh ký
* Kiến Ninh công chúa: Lộc Đỉnh ký
* A Kha: Lộc Đỉnh ký
Ngũ tuyệt
"Thiên hạ ngũ tuyệt" (Võ lâm ngũ bá) là năm nhân vật được coi như có võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc. Ở lần gặp thứ nhất Hoa Sơn luận kiếm (chuyện xảy ra trước bộ Anh hùng xạ điêu nhưng được nhắc lại) đã phân định Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất. Ngũ tuyệt gồm có:
* Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông)
* Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
* Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc)
* Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế)
* Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái)
Ngoài ra, Lâm Triều Anh và Cừu Thiên Nhận cũng được coi trọng mặc dù vắng mặt trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất.
Lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, được kể cuối bộ Anh hùng xạ điêu, không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.
Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, được kể cuối bộ Thần điêu hiệp lữ, không còn Cừu Thiên Nhận và Kim Luân Pháp Vương vì đã chết. Hồng Thất Công và Âu Dương Phong cũng đã mất sau trận kịch đấu bất phân thắng bại. Kết cuộc, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh và Dương Quá thế chỗ Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong trong danh sách ngũ tuyệt:
* Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng)
* Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
* Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng)
* Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
* Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp)
Nhất Đăng là pháp hiệu của Đoàn Trí Hưng sau khi thoái vị và trở thành hòa thượng.
Nhân vật lịch sử phỏng theo
Kim Dung đã phỏng theo nhiều nhân vật lịch sử vào các tác phẩm của mình. Ông tự do thêm các chi tiết hội thoại, hành động mà trong tiểu sử của những nhân vật này không đề cập đến. Ví dụ như Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện là bạn thời thơ ấu của Quách Tĩnh; Vi Tiểu Bảo trở thành bạn của vua Khang Hy
* Hoàn Nhan A Cốt Đả: Thiên long bát bộ
* Gia Luật Hồng Cơ: Thiên long bát bộ
* Thành Cát Tư Hãn: Anh hùng xạ điêu
* Đà Lôi: Anh hùng xạ điêu
* Gia Luật Sở Tài: Thần Điêu hiệp lữ
* Toàn Chân giáo, xuất hiện nhiều trong Xạ Điêu tam bộ khúc, gồm:
o Vương Trùng Dương người sáng lập ra giáo phái Toàn Chân.
o Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Vương Xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị: bảy đệ tử của Vương Trùng Dương.
* Hốt Tất Liệt: Thần điêu đại hiệp
* Chu Nguyên Chương: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Trần Hữu Lượng: Ỷ Thiên Đồ Long ký
* Khang Hi: Lộc Đỉnh ký
* Càn Long: Thư kiếm ân cừu lục
* Vương quốc Đại Lý
o Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự (hay còn gọi là Đoàn Chính Nghiêm): Thiên long bát bộ
o Đoàn Hưng Trí: Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp
Chiêu thức
Chiêu thức cũng là một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Có những chiêu thức tuy không nói ra nhưng hàm chứa một triết lý sống, ví dụ:
* Chiêu Độc Cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Với tiêu chí vô chiêu thắng hữu chiêu, chỉ có tiến không có lùi. Nó cũng như bản tính của Lệnh Hồ Xung tính tình phóng đãng (vô chiêu) không muốn đi theo tập tục lễ giáo (hữu chiêu), làm việc gì cũng theo ý mình không cần phải e ngại (chỉ có tiến không có thoái).
* Chiêu Hàng Long Thập Bát Chưởng của Cái Bang, là một môn võ công thuần cương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh... là đạt tới đỉnh cao của nó.
Những chiêu thức nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung có thể kể đến:
* Giáng Long thập bát chưởng là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn.
* Dịch Cân kinh là một rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm.
* Thái cực quyền của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác.
* Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá.
* Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
* Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự thiến.
* Đả cẩu bổng: môn võ công chỉ giành cho bang chủ Cái Bang.
* Song thủ hỗ bác: chiêu thức quái đản của Chu Bá Thông, là thuật phân tâm sao cho 2 bàn tay có thể ra 2 chiêu khác nhau cùng 1 lúc.
* Độc cô cửu kiếm: môn võ của Độc Cô Cầu Bại, được Phong Thanh Dương truyền lại cho Lệnh Hồ Xung.
* Hấp tinh đại pháp, môn võ bị căm ghét nhất võ lâm, vì hút nội lực kẻ khác.
* Lục mạch thần kiếm: môn võ của nước Đại Lý.
* Lăng ba vi bộ: môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được.
* Đàn chỉ thần công: môn võ của Hoàng Dược Sư
* Cáp mô công: môn võ của Âu Dương Phong (cáp mô nghĩa là con cóc)
* Cuu am chan kinh: Mot bo bi kip vo cong cao sieu am doc von thuoc so huu cua Vuong Trung Duong
Môn phái, bang hội
Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái hay gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:
* Thiếu Lâm
* Cái Bang
* Võ Đang
* Côn Luân
* Nga Mi
* Không Động
* Minh Giáo
* Cổ Mộ
* Điểm Thương
* Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm
o Tung Sơn
o Thái Sơn
o Hoa Sơn
o Hành Sơn
o Hằng Sơn
* Đại Lý Đoàn Thị
Những môn phái này chia ra hai phe chánh - tà thường xuyên đối chọi nhau, phe chính được kêu là Danh môn chính phái, phe tà bị gọi là Tà ma ngoại đạo. Về chất lượng của các bang, phái, trong truyện Kim Dung thường nhắc đến Thiếu Lâm, Cái Bang (mệnh danh là Thái Sơn và Bắc Đẩu trong võ lâm) và Minh Giáo, về võ công thì Thiếu Lâm là nhất, về bang hội thì Cái Bang mạnh nhất, còn về giáo phái thì Minh Giáo mạnh nhất. Tuy nhiên đọc hết các tác phẩm của ông thì ta thấy đó chỉ là cái hư danh.